Điều trị vô sinh hiếm muộn là một hành trình đầy gian nan và khó khăn. Nhiều cặp đôi phải đối diện với cảm xúc rối ren lo lắng, nhất là những ai lần đầu đi khám. Để quá trình khám vô sinh hiếm muộn được diễn ra suôn sẻ, việc lưu ý và chuẩn bị cẩn thận trước khi đi khám là rất quan trọng. Trong bài viết này, I Love Baby sẽ điểm qua một số lưu ý quan trọng giúp các cặp vợ chồng có thêm hiểu biết và tự tin hơn trong quá trình tìm kiếm giải pháp phù hợp.

1. Thực trạng vô sinh hiếm muộn hiện nay

Theo Báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới WHO, cứ 6 người trưởng thành sẽ có 1 người vô sinh. Tại Việt Nam, có khoảng 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh, hiếm muộn (tương đương với 1 triệu cặp vợ chồng). Tỷ lệ vô sinh đang gia tăng, trong đó khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30.

khám vô sinh hiếm muộn

Các cặp đôi thường xuyên duy trì mối quan hệ tình dục 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai, nhưng vẫn không thụ thai tự nhiên, đó có thể là dấu hiệu của vô sinh hiếm muộn

Đặc biệt với phụ nữ trên 35 tuổi, việc kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản định kỳ là một quyết định thông minh nếu bạn muốn có con. Đồng thời, nếu cặp vợ chồng nhận thấy có bất kỳ thay đổi bất thường nào trong cơ thể thì nên tiến hành thăm khám để nhận điều trị kịp thời và tránh hậu quả không mong muốn.

Một số biểu hiện bất thường mà bạn có thể tự nhận biết gồm:

  • Bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt: số ngày kinh rút ngắn hoặc kéo dài, đau bụng nhiều khi kinh, chu kỳ kinh không đều đặn,…
  • Thay đổi về sức khỏe nội tiết: mất ngủ, tăng cân không kiểm soát, sự xuất hiện của mụn trên nhiều vị trí của cơ thể,…
  • Từng sảy thai hoặc thai lưu nhiều hơn 3 lần.
  • Thả từ 6 tháng đến 1 năm không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không thành công.
  • Tiền sử mắc bệnh quai bị và gặp biến chứng viêm tinh hoàn.
  • Yếu tố nguy cơ như làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, chế độ sinh hoạt không lành mạnh (uống nhiều rượu, hút thuốc lá, thức khuya), tiền sử phẫu thuật thoát vị bẹn, hay giãn tĩnh mạch thừng tinh.

2. Thời điểm thích hợp để đi khám vô sinh hiếm muộn

Trên thực tế, bạn có thể đi khám vô sinh hiếm muộn bất cứ lúc nào mình có thời gian. Mặc dù vậy, để cho kết quả chính xác hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại thì nên lưu ý hai thời điểm sau:

2.1. Khám vô sinh hiếm muộn khi vừa sạch kinh 

Lúc này, người vợ có thể kiểm tra xem ống dẫn trứng đã mở hay bị tắc thông qua chụp X-quang tử cung và ống dẫn trứng (HSG). Hoặc sử dụng siêu âm tiêm vào tử cung (SIS) để kiểm tra xem khoang tử cung có bất thường gì không (như polyp tử cung, dính tử cung, vách ngăn tử cung…). Nếu bạn hay vợ/chồng của bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào sau đây, đã đến lúc gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chuẩn bị điều trị:

  • Mong con đã hơn 1 năm.
  • Đã từng sinh mổ ít nhất một lần.
  • Có tiền sử sảy thai, nạo hoặc phá thai.
  • Viêm nhiễm phụ khoa thời gian dài nhưng không điều trị
  • Kinh nguyệt không đều

2.2. Thời điểm khi đang hành kinh

Khi đến thời điểm này, bạn có thể quyết định điều trị ngay sau khi trao đổi với bác sĩ về phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp. Nếu trước đây vợ chồng bạn đã được khám và kê đơn điều trị hoặc rơi vào những trường hợp sau thì bạn nên đi khám bác sĩ vào thời điểm này.

  • Thời gian mong con là từ 6 tháng đến 1 năm.
  • Chưa từng mang thai.
  • Không mắc hoặc đang điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan B, giang mai…

3. Những lưu ý khi đi khám vô sinh hiếm muộn lần đầu

3.1. Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ khi khám vô sinh hiếm muộn

Bạn cần mang toàn bộ kết quả xét nghiệm và hồ sơ khám, điều trị trước đó tại cơ sở khác đến (nếu có) để bác sĩ nắm bắt tình hình. Trong trường hợp bạn đang điều trị các bệnh khác, bạn cần mang theo hồ sơ bệnh án, các loại thuốc hoặc đơn thuốc đang dùng để bác sĩ nắm rõ thông tin sức khỏe của bạn. 

Quan trọng là đừng quên mang theo giấy tờ tùy thân như: CMND/CCCD hoặc hộ chiếu để thông tin hành chính trong hồ sơ bệnh án của bạn được chính xác. Khi quyết định điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản IUI hay IVF, bạn sẽ cần bổ sung thêm giấy đăng ký kết hôn.

3.2. Tinh thần thoải mái, chia sẻ cởi mở

Lưu ý thứ hai là bạn cần chuẩn bị một sức khỏe tinh thần và thể chất thật tốt. Nên tránh căng thẳng hoặc mệt mỏi quá mức, vì có thể sẽ phải tốn cả một ngày dài cho lần khám đầu tiên để thực hiện các xét nghiệm.

khám vô sinh hiếm muộn

Đồng thời bạn cũng nên “cởi mở” khi bác sĩ đặt câu hỏi về những vấn đề đang gặp phải. Một số câu hỏi có thể gặp như: Số lần quan hệ trong 1 tuần? Có xuất tinh được không? Có gặp khó khăn khi xuất tinh không? Đã từng có thai hay nạo phá thai, sẩy thai lần nào không?… Hay một số câu hỏi về quá điều trị trước đó nếu có.

3.3. Sự hợp tác của cả hai vợ chồng

Điều trị vô sinh hiếm muộn không khác gì một cuộc chạy đua với thời gian. Vì vậy trong suốt quá trình ấy, sự đồng hành và thấu hiểu từ người bạn đời của mình là rất cần thiết. Hãy cùng nhau chia sẻ và cảm thông cho nhau thay vì đổ lỗi.

Cả 2 vợ chồng cũng nên tham khảo hay nhận tư vấn trực tuyến trước đó để dự trù được chi phí cho việc thăm khám lần đầu. Cuối cùng, nên đi khám cả 2 vợ chồng nếu bạn sắp xếp được thời gian, vì nguyên nhân có thể đến từ cả hai. Đồng thời bất cứ phương án điều trị nào cũng cần có sự tham gia và đồng ý từ hai phía. Hãy để đối phương thấu hiểu, thông cảm và cùng đồng hành với bạn.

Hy vọng qua những chia sẻ trên từ I Love Baby, các cặp vợ chồng đã trang bị cho mình được kiến thức cho lần đầu đi khám vô sinh hiếm muộn được diễn ra suôn sẻ. Chúc cho hành trình chào đón con yêu của bạn gặp nhiều may mắn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sinh sản, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. I Love Baby tự tin mang đến dịch vụ tư vấn trực tuyến miễn phí cùng giải pháp tối ưu nhất cho các bậc làm cha làm mẹ, mẹ đơn thân và các cặp đôi đồng giới nữ đang mong muốn có con.