Đa nang buồng trứng là một trong số những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới phổ biến hiện nay. Vậy đa nang buồng trứng là gì? Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hiểu về đa nang buồng trứng
Đa nang buồng trứng (PCOS – Polycystic Ovary Syndrome) là một dạng rối loạn nội tiết tố thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây nhiều tác động lên buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, tăng nồng độ nội tiết tố nam, dẫn đến hình thành nhiều nang nhỏ bên trong buồng trứng.
Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do buồng trứng không thể sản xuất các hormon theo đúng tỉ lệ bình thường. Từ đó dẫn đến trứng rụng thưa hoặc không rụng trứng. Là tình trạng chị em trong 2 – 3 tháng hoặc vài năm mới có kinh một lần làm giảm khả năng sinh sản.
Theo một số nghiên cứu, các bác sĩ nhận định đa nang buồng trứng có thể do một số các yếu tố về di truyền. Tức là nếu trong gia đình có người bị thì khả năng con cháu bị bệnh là rất cao. Bên cạnh đó, bệnh này còn xảy ra khi người phụ nữ có khả năng kháng insulin hay chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh…
2. Dấu hiệu nhận biết nữ giới bị đa nang buồng trứng
2.1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Dấu hiệu phổ biến nhất của đa nang buồng trứng là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều (2-3 tháng mới có kinh một lần hoặc vô kinh). Nếu gặp triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra thăm khám để có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.
2.2. Da mặt nổi mụn và nám sạm
Da mặt hay nổi mụn và bị sạm nám cũng mang đến nguy cơ bị đa nang buồng trứng. Mụn thường xuất hiện trên da mặt, vùng lưng hay cổ và ngực khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu, thậm chí là tự ti.
2.3. Cơ thể nhiều lông
Nếu bạn cảm thấy cơ thể quá nhiều lông, hay lông mọc nhanh thì có thể buồng trứng của bạn đang gặp tình trạng đa nang. Tình trạng này là do sự mất cân bằng hormone mà hormone nam vượt trội hơn nhiều.
Thường thì lông sẽ mọc đen, rậm và cứng ở một số bộ phận trên cơ thể, ví dụ như: chân, tay, lưng, bụng và mặt. Tuy nhiên tóc lại xơ yếu và dễ bị gãy rụng dù đã tìm nhiều phương pháp để chăm sóc và cải thiện chất tóc.
2.4. Tình trạng béo phì
Cân nặng của người bị đa nang cũng không hề ổn định, họ thường bị tăng cân mất kiểm soát, gây ra nhiều căng thẳng, mệt mỏi. Thậm chí tâm lý của họ cũng khá bất ổn, thường nóng giận, buồn vô cớ hoặc mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sự thật về vô sinh hiếm muộn – ai cũng nên biết để tránh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị đa nang buồng trứng
Thông thường, tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị mà người bệnh sẽ được hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể. Quá trình điều trị thường bắt đầu từ việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, thay đổi lối sống, bao gồm giảm cân, ăn kiêng và tập thể dục.
3.1. Giảm cân hỗ trợ điều trị đa nang buồng trứng
Nghiên cứu cho thấy, việc giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện các triệu chứng buồng trứng đa nang. Giảm cân còn giúp cải thiện mức cholesterol, giảm insulin, giảm các nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và tiểu đường.
3.2. Thực hiện chế độ ăn kiêng
Một chế độ ăn uống ít carbohydrate có hiệu quả cho cả việc giảm cân và giảm mức insulin bên trong cơ thể người bị đa nang buồng trứng. Chế độ ăn kiêng có chỉ số đường huyết (GI) thấp cũng giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt tốt hơn so với chế độ ăn thông thường.
3.3. Tập thể dục
Việc tập thể dục với cường độ vừa phải trong vòng 30 phút/ngày, tập ít nhất 3 ngày/tuần sẽ giúp phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng giảm cân. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp cải thiện quá trình rụng trứng và mức insulin ở phụ nữ.
3.4. Thụ tinh ống nghiệm IVF
Một phương pháp điều trị khác giúp người bệnh mắc hội chứng đa nang có thể mang thai là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Bác sĩ sẽ tiến hành lấy trứng và tinh trùng của vợ chồng, thụ tinh trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi thai. Sau đó, phôi thai được đưa vào tử cung người vợ để tiếp tục phát triển.
Buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, và đến ngay cơ sở y tế khi có những triệu chứng bất thường để can thiệp điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong thụ thai tự nhiên và đang loay hoay tìm giải pháp. Liên hệ ngay với I Love Baby để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ. Chúng tôi ở đây để giúp bạn tìm thấy một trong những người phù hợp với tiêu chí của bạn, thu hẹp tìm kiếm và thực hiện bước đầu tiên hướng tới việc làm mẹ.