Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật gồm khá nhiều bước, trong đó chuyển phôi là một bước vô cùng quan trọng. Nếu chuyển phôi thành công sẽ mang lại niềm hạnh phúc lớn cho gia đình. Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp gặp thất bại sau chuyển phôi lần đầu tiên. Vậy khoảng cách giữa các lần chuyển phôi là bao lâu? Cùng I Love Baby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu nguyên nhân thất bại trong lần chuyển phôi đầu tiên

Một số nguyên nhân dẫn đến chuyển phôi thất bại trong lần đầu tiên gồm: chất lượng trứng, tinh trùng không đảm bảo; chất lượng phôi và thể trạng của người mẹ. Cụ thể:

1.1. Chất lượng trứng, tinh trùng không đảm bảo

Trứng và tinh trùng là là hai yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của quá trình chuyển phôi IVF. Do đó trước khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, chất lượng trứng và tinh trùng cần được kiểm tra, sàng lọc kỹ càng. 

Khoảng cách giữa các lần chuyển phôi

Đối với nữ giới bắt đầu từ 35 tuổi trở lên là chất lượng trứng bắt đầu giảm rõ rệt. Với nam giới, nếu lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… hoặc cơ quan sinh sản bị tổn thương thì dù vợ có trứng tốt, trứng mẩy cũng vẫn có nhiều khả năng chuyển phôi gặp thất bại.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao chất lượng tinh trùng

1.2. Chất lượng phôi

Có rất nhiều trường hợp chuyển phôi không thành công do phôi thai không thể tiếp tục phát triển khi đưa vào buồng tử cung người mẹ. Phôi chất lượng cần đảm bảo phát triển thành ít nhất 6-7 tế bào sau 3 ngày. 

1.3. Thể trạng của người mẹ kém

Thể trạng của người mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thành công khi chuyển phôi. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất, nội mạc thành tử cung sẽ không đạt mức lý tưởng nhất gây khó khăn cho phôi thai trong việc bám vào thành tử cung.

 Hơn nữa, trong giai đoạn từ 1 đến 14 ngày nếu nội tiết tố trong cơ thể mẹ sản sinh quá chậm cộng thêm việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến phôi thai không thể tiếp tục phát triển, dẫn đến thất bại đó là chuyện không quá khó hiểu.

2. Khoảng cách giữa các lần chuyển phôi bao lâu thì tốt nhất?

Với những trường hợp đã từng thực hiện IVF thất bại, nếu còn phôi trữ đông trước đó thì lần thực hiện kế tiếp sẽ bỏ qua các bước kích trứng, chọc hút trứng… Bạn có thể thực hiện luôn việc chuyển phôi vào tử cung nếu niêm mạc đã đảm bảo tiêu chuẩn.   

Khoảng cách giữa các lần chuyển phôi

Vậy khoảng cách giữa các lần chuyển phôi là bao lâu? Câu trả lời là nếu khách hàng đáp ứng được đủ các điều kiện về sức khỏe, tâm lý và kinh tế thì có thể tiến hành làm IVF lần 2 cách lần 1 chỉ một chu kỳ kinh nguyệt. 

Trước mỗi lần làm IVF, đội ngũ bác sĩ chuyên gia của Trung tâm I Love Baby đều tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt với những nữ bệnh nhân đã trên 35 tuổi đã từng thực hiện IVF thất bại lại càng cần thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng, tránh trì hoãn lâu. 

>>> Xem thêm: Sau chuyển phôi: 9+ dấu hiệu nhận biết mang thai thành công

3. Những lưu ý cho lần chuyển phôi tiếp theo giúp tăng tỉ lệ thành công  

Sau khi thất bại ở lần chuyển phôi đầu tiên, bạn cần tìm hiểu được nguyên nhân gây ra việc này. Từ đó sẽ có được kế hoạch và biện pháp khắc phục cho lần chuyển phôi kế tiếp. 

Sau thất bại lần đầu, chị em có thể buồn bã nhưng nhất định phải mau chóng vực lại tinh thần của mình. Bạn có thể lên kế hoạch tập yoga nhẹ nhàng để tinh thần được thoải mái đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể đảm bảo tốt cho quá trình chuyển phôi.

Khoảng cách giữa các lần chuyển phôi

Đặc biệt, chị em phụ nữ nên tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… Vì các thành phần có trong những thứ này sẽ khiến dạ dày của bạn phải co bóp liên tục để tiêu hóa, gây ảnh hưởng lớn đến nội mạc thành tử cung.

Chị em cũng nên tìm hiểu bổ sung các loại thực phẩm cung cấp 4 nhóm chất gồm:

  • Thực phẩm bổ sung axit folic: các loại đậu nành, cà chua, cà rốt, chuối, cam, chanh, bưởi… gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau dền, củ cải, rau cải, đậu hà lan.
  • Thực phẩm nhiều chất sắt: Thịt bò, cá hồi,cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, ngũ cốc…
  • Thực phẩm nhiều canxi : các loại cà rốt, vừng, sữa bột, các loại sữa tươi, các loại hải sản…
  • Thực phẩm nhiều protein và vitamin khoáng chất: cam, quýt, táo, nho, súp lơ, cải bó xôi … thịt gà, cá, trứng, các thực phẩm nhà họ đậu, ngũ cốc…

Vậy là I Love Baby vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc khoảng cách giữa các lần chuyển phôi là bao lâu. Hy vọng qua những chia sẻ trên, các cặp đôi sẽ có được hành trang hữu ích trên hành trình chào đón con yêu. 

Chúng tôi hiểu rằng, sẽ luôn có những khó khăn vất vả trên chặng đường tìm con. Nhưng đó chỉ là những thử thách ban đầu mà khi chúng ta đã vượt qua điều đó để tiếp tục kiên trì, cố gắng nỗ lực và tìm đúng địa chỉ điều trị vô sinh hiếm muộn uy tín thì nhất định, con yêu sẽ về bên cha mẹ. Các bác sĩ chuyên gia của Trung tâm hỗ trợ sinh sản I Love Baby luôn sẵn sàng TƯ VẤN hỗ trợ và đồng hành để biến ước mơ có con của bạn trở thành hiện thực!