Những cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc có con tự nhiên hay đã từng can thiệp thụ tinh nhân tạo nhiều lần nhưng thất bại, thường sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Rất nhiều người đặt ra câu hỏi thụ tinh trong ống nghiệm liệu có giúp nâng cao tỉ lệ sinh con trai? Cùng I Love Baby giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thực hiện kỹ thuật IVF có chọn được con trai không?
Thụ tinh trong ống nghiệm – IVF (In Vitro Fertilization) là phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn phổ biến hiện nay. IVF được tiến hành bằng cách lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ thụ tinh trong phòng labo để tạo thành phôi.
Sau khoảng thời gian từ 3- 5 ngày cấy phôi bên ngoài là đã có thể xác định được 90% giới tính của phôi là nam hay nữ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành cấy phôi được chọn vào buồng tử cung của người mẹ và theo dõi quá trình phát triển của phôi thai.
Việc sàng lọc phôi sinh con trai không quá khó, nhưng làm sao để giữ được phôi thai phát triển khỏe mạnh mới là vấn đề quan trọng. Tỷ lệ sinh con trai thụ tinh ống nghiệm cao hay thấp thực chất vẫn đang là dấu hỏi lớn, đặc biệt là với những người phụ nữ ngoài 40 tuổi.
2. Tỉ lệ sinh con trai với phương pháp IVF cao hay thấp?
Theo báo Capitabay, một số nhà nghiên cứu Australia đã phát hiện ra phương pháp IVF đang vô tình làm mất cân bằng giới tính do tỉ lệ sinh con trai cao hơn. Dù chưa được chứng minh nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do các phôi thai mang giới tính trai khỏe hơn so với các bé gái.
Số liệu thống kê từ 2002 – 2006 tại các bệnh viện ở New Zealand và Australia cho thấy cứ 13.000 đứa trẻ sinh ra bằng IVF thì các bé trai chiếm đến 53%, còn lại là các bé gái. Tuy nhiên tỷ lệ sinh con trai thụ tinh ống nghiệm này hoàn toàn tự nhiên, chứ không có sự can thiệp sàng lọc.
Trường hợp sàng lọc phôi thai bé trai để bơm vào buồng tử cung của người mẹ thì tỉ lệ thành công cũng chỉ rơi vào khoảng 40-45%. Chưa kể đến, nếu vợ chồng không có kế hoạch và sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cũng như sức khỏe sinh sản thì khả năng mang thai con trai còn giảm đi đáng kể.
>>> Xem thêm: Thụ tinh trong ống nghiệm là gì? Quá trình và các lưu ý khi thực hiện.
3. “Mẹo” giúp tăng tỷ lệ sinh con trai với phương pháp thụ tinh ống nghiệm
Một số nguyên nhân gây thất bại khi sinh con trai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm gồm:
- Chất lượng phôi không tốt
- Niêm mạc tử cung quá mỏng nên không giữ được phôi
- Gặp các vấn đề về tử cung như u xơ tử cung
- Sức khỏe thể chất của người mẹ không tốt, hay căng thẳng, dễ xúc động
- Độ tuổi của người vợ trên 40 tuổi
Để cải thiện các vấn đề trên, các cặp vợ chồng nên chú ý chế độ ăn uống hàng ngày để nâng cao chất lượng trứng và tinh trùng. Theo đó, người vợ nên ăn các thực phẩm lành mạnh và bổ sung các thực phẩm chứa sắt, chất xơ, carbohydrate, chất béo không bão hòa đơn, protein thực vật, sữa giàu chất béo, nhiều vitamin và axit folic. Đồng thời tránh xa hoặc hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn nhanh, nước ngọt có đường…
Với người chồng cần xây dựng một chế độ ăn có đầy đủ các khoáng chất, vitamin A, vitamin C, kẽm và selen…. để cải thiện hay tăng mật độ và tốc độ di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra còn giúp phòng ngừa nguy cơ xuất hiện tinh trùng dị dạng, kém chất lượng.
Có thể thấy, tỷ lệ sinh con trai thụ tinh ống nghiệm thấp hay cao còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: độ tuổi của người mẹ, yếu tố liên quan đến sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng của các cặp vợ chồng…. Vì thế, nếu có kế hoạch làm IVF với mong muốn tăng tỉ lệ sinh con trai thì các cặp vợ chồng cần lên kế hoạch cụ thể ngay từ bây giờ để hành trình đón con yêu được như ý muốn.